
Tại sao lớp keo UV không khô đều trong quá trình sản xuất?
Khi thực hiện việc phủ lớp keo UV trong quá trình sản xuất, nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất và xưởng thường gặp vấn đề về việc lớp phủ không khô đều hoặc không đóng rắn đủ.
Lớp phủ UV là gì?
Khi thực hiện việc phủ lớp keo UV trong quá trình sản xuất, nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất và xưởng thường gặp vấn đề về việc lớp phủ không khô đều hoặc không đóng rắn đủ. Điều này có thể gây ra nhiều vấn đề và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng và hiệu suất của sản phẩm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ phân tích một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến vấn đề này và cách giải quyết hiệu quả
Lớp phủ UV là gì?
Lớp phủ UV là một loại hoá chất chứa Oligomer, Monomer, Photoinitiator UV và một số phụ gia khác. Sau khi được phủ lên bề mặt, lớp phủ UV được làm khô ngay lập tức bằng tia cực tím UV trong khoảng thời gian ngắn, khoảng 2-3 giây. Lớp phủ UV có thể khác nhau về phản ứng, độ dày và có các hiệu ứng UV khác nhau như sàn cát, sàn tia, bóng, mờ, và nhiều loại khác.
Có 2 loại lớp phủ UV là UV gốc dầu và UV gốc nước:
UV gốc dầu: Là loại gốc dầu được làm khô bằng tia cực tím UV. Chúng có độ bóng cao, khả năng chống xước, chống mài mòn, chống nước tốt hơn nhiều so với loại gốc nước. Điều này giúp cho bề mặt sản phẩm được bảo vệ tốt hơn.
UV gốc nước: Là loại gốc nước được làm khô bằng máy sấy nhiệt hồng ngoại IR. So với UV gốc dầu, chúng cũng có bóng và mờ nhưng độ bóng không cao bằng. Đồng thời, khả năng chống xước, chống nước cũng kém hơn nhiều so với gốc dầu.
Tại sao lớp keo UV không khô đều ?
-
Cường độ chiếu xạ của tia UV:
Cường độ chiếu xạ của tia UV đóng vai trò quan trọng trong việc đóng rắn lớp keo UV. Phản ứng đóng rắn của UV xảy ra khi chất keo tiếp xúc với tia cực tím UV. Do đó, cường độ tia UV càng cao thì quá trình đóng rắn càng nhanh và hiệu quả hơn. Để đảm bảo cường độ chiếu xạ đủ, cần chú ý đến thiết kế và đặt đèn UV sao cho toàn bộ bề mặt cần đóng rắn đều nhận được tia UV.
-
Tia chiếu xạ hồng ngoại:
Khi thực hiện quá trình đóng rắn bằng đèn UV, tia UV thường đi kèm với các tia chiếu xạ hồng ngoại. Tia hồng ngoại có thể làm tăng nhiệt độ của bề mặt, làm phẳng chất keo và tăng tốc độ phản ứng. Tuy nhiên, với những vật liệu nhạy nhiệt, tia hồng ngoại có thể gây ra vấn đề với quá trình đóng rắn và làm giảm chất lượng của lớp phủ. Do đó, cần thiết kế đèn UV sao cho giảm thiểu tác động của tia hồng ngoại lên bề mặt cần đóng rắn.
-
Độ dày của lớp phủ: