Trang chủ Liên hệ

CÔNG NGHỆ SƠN UV VÀ ỨNG DỤNG TRONG SẢN XUẤT VÁN SÀN GỖ TỰ NHIÊN

VŨ ĐÌNH TÂN 28/11/2022

Nếu như chúng ta đã từng biết sơn PU 1K và PU 2K, sơn men rồi thì sơn UV là một thuật ngữ khá mới mẻ trong vài năm trở lại đây trong lĩnh vực sơn gỗ. Vậy sơn UV là gì? Kỹ thuật sơn có khác PU và sơn men không? Ứng dụng của sơn UV trong sản xuất ván sàn gỗ hiện nay như thế nào? Hãy cùng Bongdenuv.vn tìm hiểu nhé.

Dây chuyền sơn UV

1. Sơn UV là gì, có đặc tính nào vượt trội

Sơn UV là loại sơn sau khi sơn lên bề mặt gỗ (bằng súng phun sơn hoặc cọ quét) sẽ khô (hay còn gọi là đóng rắn) thông qua tia UV (tia cực tím). Trong khi đó các hệ sơn khác như PU, sơn men để cho lớp sơn khô cần phải pha 1 lượng nhất định chất cứng (là chất làm cho sơn khô rắn lại) vào dung dịch sơn trước khi sơn. Do quá trình đóng rắn UV không có sự tham gia của nhiệt độ. Thế nên có thể sử dụng sơn UV cho nhiều loại vật liệu nhạy cảm với nhiệt như : giấy, gỗ,nhựa.

Hệ sơn này có nhiều tính năng ưu việt và nổi trội hơn những loại sơn khác trong đó nổi bật nhất vẫn là sơn có độ phủ tốt và rất đều, màng sơn rất dai, độ cứng cao. Đặc biệt nhất đó là khả năng trống chầy xước. Vì thế, sơn UV được ứng dụng nhiều nhất vẫn là trên sản phẩm ván sàn gỗ. Ngoài ra Sơn UV phần lớn không có dung môi, vì vậy hàm lượng chất hữu cơ bay hơi gần như bằng không nên rất thân thiện với môi trường.

2. Kỹ thuật sơn UV

Kỹ thuật sơn UV rất đơn giản, thợ sơn gặp rất ít lỗi sơn khi sơn hơn PU và sơn men rất nhiều. Hệ sơn này thường được bán sẵn ngoài các tiệm chuyên bán sơn cho đồ gỗ nội thất. Bạn chỉ cần nói họ mua hệ sơn gỗ UV là họ sẽ tự động cung cấp cho bạn. Sau khi có sơn rồi, bạn thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Đây là bước xử lý bề mặt gỗ, bạn dùng giấy nhám để chà nhám bề mặt gỗ thật láng. Tăng độ giấy nhám lên tầm 380 là đạt.

Bước 2: Xử lý khuyết tật gỗ, thường gặp nhiều ở gỗ tự nhiên, ta có thể dùng dung dịch lấp tim gỗ (có bán tại cửa hàng sơn) để che đi các khuyết tật này.

Bước 3: Sơn lót bề mặt, đây là bước sơn đầu nhằm mục đích tạo bề mặt láng cũng như tăng độ bám dính lớp sơn UV trên bề mặt gỗ.

Bước 4: Phủ sơn UV lên bề mặt gỗ. Tùy loại gỗ ta phủ 1 lần hay nhiều lần, nếu phủ nhiều lần ta cần xả nhám lần trước đó bằng nhám 240.

Bước 5: Làm khô sơn bằng máy sấy UV ở trên. Lưu ý rửa sạch các máy móc thiết bị sấy trước khi sấy để tránh tình trạng lớp sơn tồn lâu ngày dính trong máy tan ra thấm vào lớp sơn mới gây hỏng cả quá trình sơn.

Sàn gỗ đã phủ UV

3. An toàn khi sử dụng

Các thành phần hóa học của sơn UV không thể đóng rắn được, do đó rất dễ thấm qua da trong quá trình sơn cũng như sử dụng. Vì vậy tránh tiếp xúc trực tiếp với sơn khi sơn, mang khẩu trang trong lúc làm việc. Nếu bị dính sơn vào da thịt phải rửa ngay bằng xà phòng trong vòng 60 phút. Tránh để sơn tiếp xúc với mắt, miệng và các vùng da nhạy cảm.

Quý Khách quan tâm xin vui lòng liên hệ 0902223163, Zalo 0888830533. cảm ơn

 

Bài viết liên quan